Top 7 công cụ truyền thông marketing tích hợp hữu ích cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp nếu muốn triển khai các chiến dịch marketing nhằm quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình với mục đích tiếp cận khách hàng tiềm năng, gia tăng doanh số thì việc sử dụng những công cụ truyền thông là không thể thiếu. Hãy cùng NQ Media tìm hiểu tổng quan về truyền thông marketing tích hợp thông qua nội dung bài viết bên dưới này nhé!
Truyền thông marketing tích hợp là gì?
Integrated Marketing Communications là phương thức marketing tích hợp tất cả các công cụ truyền thông, quảng cáo để chúng có thể hoạt động hài hòa, thống nhất với nhau. Mặc dù truyền thông tích hợp không phải phải mới nhưng nó vẫn đóng một vai trò quan trọng, được các doanh nghiệp thường xuyên áp dụng vào các chiến dịch marketing.
Hiện nay, khi mạng lưới internet phát triển mạnh mẽ đồng nghĩa với việc sẽ xuất hiện thêm nhiều kênh tiếp thị khác nhau, tiếp cận và định hướng tới nhiều đối tượng khách hàng.
Xây dựng kênh truyền thông marketing tích hợp chính là công cụ hữu ích để các doanh nghiệp truyền tải thông điệp thương hiệu dựa theo một tổng thể hợp nhất, không tách rời nhau. Hơn nữa, khi thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, việc khách hàng thường hay tiếp nhận những thông tin không chính thống là điều khó tránh khỏi.
Việc áp dụng các công cụ truyền thông marketing tích hợp sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp một cách rõ ràng tới khách hàng. Đồng thời, cách này cũng hỗ trợ doanh nghiệp xác định được những yếu tố cần có để xây dựng chiến lược marketing thật hiệu quả.
Truyền thông marketing tích hợp gồm có 5 hình thức điển hình đó là: Quảng cáo (Advertising), khuyến mãi (Sales Promotion), bán hàng cá nhân (Personal Selling), quan hệ công chúng (Public Relation) và marketing trực tiếp (Direct Marketing).
Top 7 công cụ truyền thông marketing tích hợp
Quảng cáo (Advertising)
Quảng cáo được xem là hình thức được ưu tiên hàng đầu, các doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Những hình thức quảng cáo thường lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khách hàng ghi nhớ thông tin sản phẩm hoặc thông điệp thương hiệu mà doanh nghiệp mong muốn truyền tải.
Tùy thuộc vào ngân sách dành cho chiến dịch quảng cáo marketing mà doanh nghiệp sẽ triển khai theo quy mô và hình thức khác nhau, cụ thể là:
- Hình thức quảng cáo ngoài trời: Bảng hiệu, banner, pano đặt ở vị trí đông người qua lại và tầm nhìn rộng.
- Hình thức quảng cáo trực tiếp: Thông qua các buổi triển lãm, hội chợ hoặc trực tiếp tại cửa hàng.
- Hình thức kỹ thuật số: radio, tivi, phát thanh,…
- Hình thức quảng cáo in ấn: Tờ rơi, ấn phẩm, báo chí,…
Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Đây là việc mà các marketer dùng nhiều hình thức truyền thông để tiếp thị sản phẩm trực tiếp tới khách hàng nhằm tăng doanh số bán hàng, tạo ra phản hồi ngay tại thời điểm giao dịch.
Một số hình thức marketing có thể kể đến như: Telesale Marketing, Catalog marketing, Email marketing,…
Khuyến mãi (Sale Promotion)
Khuyến mãi là công cụ vô cùng hữu ích khi triển khai chiến lược marketing tích hợp. Nếu khách hàng băn khoăn về giá thành sản phẩm thì việc doanh nghiệp đưa ra nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi, sale off sẽ giúp kích thích quá trình mua hàng diễn ra nhanh hơn.
Khuyến mãi được chia thành hai dạng khác nhau:
- Khuyến mãi hướng vào người tiêu dùng: Ở dạng này, doanh nghiệp áp dụng chương trình khuyến mãi nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua ngay, mua nhiều để thúc đẩy doanh số bán hàng ở một thời điểm nhất định.
- Khuyến mãi hướng vào thương mại: Ở dạng này, đơn vị sẽ áp dụng các chương trình khuyến mãi hướng tới đối tượng là các nhà buôn, nhà phân phối và nhà bán lẻ nhằm quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp.
Quan hệ công chúng (PR)
Hình thức quan hệ công chúng hoặc PR không còn quá xa lạ khi các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng rộng rãi để quảng bá sản phẩm/thương hiệu của mình. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp một số hình thức phổ biến như: tổ chức sự kiện. các hoạt động tài trợ, họp báo ra mắt, giới thiệu sản phẩm mới,…
Bên cạnh đó, việc sử dụng những trang báo mạng nổi tiếng tại Việt Nam để đưa tin về doanh nghiệp cũng sẽ giúp hình ảnh thương hiệu được lan tỏa rộng rãi.
Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
Bán hàng cá nhân được hiểu nôm na là hình thức bán hàng trực tiếp giữa nhân viên tư vấn với khách hàng. Cách này sẽ giúp người tiêu dùng nhìn thấy tận mặt sản phẩm, nắm bắt các thông tin, hình ảnh liên quan tới sản phẩm một cách cụ thể.
Để hình thức bán hàng cá nhân mang đến hiệu quả cao đòi hỏi nhân viên tư vấn phải am hiểu về sản phẩm, có kỹ năng độ giao tiếp chuyên nghiệp cùng trình độ chuyên môn cao để làm hài lòng khách hàng.
Marketing mạng xã hội
Hiện nay, mạng xã hội đóng vai trò như một công cụ marketing tất cả các thông tin được người dùng tiếp cận thông qua các tính năng như comment, vote, discussion, feedback,… Đây là công cụ dùng để kết nối khách hàng với doanh nghiệp nhằm mục đích PR, bán hàng trực tiếp hoặc giải đáp thắc mắc.
Nhờ khả năng tương tác hai chiều nhanh chóng nên khách hàng có thể tiếp cận các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hiệu quả hơn so với cách marketing truyền thống.
Tài trợ (Sponsorship)
Việc tài trợ cho các chương trình, sự kiện sẽ giúp nhiều người biết đến thương hiệu của bạn. Không nhất thiết phải là tiền, bạn có thể thực hiện bằng sản phẩm đang bán hoặc những vật dụng in hình logo doanh nghiệp để tài trợ.
Danh mục tài trợ của thương hiệu không bị giới hạn về ngành hàng và phạm vi. Vì thế đây sẽ là các chương trình sự kiện truyền thông dành cho cộng đồng hoặc cá nhân.
Quảng cáo cho thương hiệu tài trợ sẽ được thể hiện qua các sự kiện quảng bá thương hiệu, banner, áp phích, logo về sản phẩm,…
Nội dung trên đã phần nào giúp bạn hiểu một cách tổng quan về truyền thông marketing tích hợp. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn sẽ đưa ra được những chiến lược đúng đắn và hợp lý nhằm thúc đẩy doanh số, nâng tầm doanh nghiệp lên tầm cao mới.